Phân loại ống thủy lực

Còn hàng
Liên hệ

Nhà sản xuất: Đang cập nhật

Dòng sản phẩm: Đang cập nhật

MÔ TẢ:

Phân loại ống thủy lực Trên thị trường hiện nay, ống thủy lực được phân chia thành 2 loại chính đó là ống cứng, ống mềm. Ống thủy lực cứng Không chỉ trong hệ thống thủy lực thì ống thủy lực cứng còn dùng cho...
Thêm vào yêu thích Đã yêu thích

Phân loại ống thủy lực

Trên thị trường hiện nay, ống thủy lực được phân chia thành 2 loại chính đó là ống cứng, ống mềm.

Ống thủy lực cứng

Không chỉ trong hệ thống thủy lực thì ống thủy lực cứng còn dùng cho hệ thống khí nén. Vật liệu ống cứng đó là: đồng, thép, thép không gỉ, đồng thau, thép mạ… Tùy vào mục đích sử dụng cũng như đặc điểm: chống ăn mòn nước biển, chống oxi hóa, chống va đập…

Ưu điểm của ống cứng thủy lực đó là: Chất lượng tốt, độ cứng cáp cao, chống chịu nhiệt và áp suất cao. Ống có khả năng tỏa nhiệt dầu ra môi trường bên ngoài hiệu quả hơn, nhanh hơn.

Nhược điểm của ống thủy lực cứng đó là: Ống cứng nên khó khăn cho việc di chuyển, tháo lắp.Cần không gian rộng, cố định trong các nhà máy, xưởng hay khu công nghiệp.

ống cứng thủy lực

 

Ống thủy lực mềm

Ống thủy lực mềm hay còn gọi tiếng anh là hydraulic pipe. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp loại ống này trong mọi hệ hống thủy lực lớn, nhỏ.

Cấu tạo của ống thủy lực mềm sẽ bao gồm 3 phần: Phần lõi trong ống, phần gia cố, phần vỏ ngoài.

+ Phần lõi hay lớp ống trong cùng phải có độ bóng cao, nhẵn mịn, chống thấm tốt, chịu áp suất, nhiệt độ và chịu được hóa chất. Trong 3 lớp thì lớp này sẽ tiếp xúc trực tiếp với dầu thủy lực. Các hãng sản xuất đều chọn chất liệu nhựa nhiệt dẻo hoặc cao su tổng hợp để chế tạo.

Mỗi một hãng  hãng như Proper, Yuken, Rexroth, Parker… sẽ có phương pháp chế luyện cao su thành phần và tỉ lệ pha trộn % pha khác nhau. Người ta thường thể hiện thành phần, chất liệu trên catalogue hoặc nhãn dán của ống. Các hợp chất cao su: Cao su PKR, cao su butyl, cao su tổng hợp…chống cháy, chống thấm, chịu dầu tốt.

Cao su EPDM có biên độ nhiệt lớn, khi gặp nhiệt cao hoặc nhiệt thấp vẫn đảm bảo độ mềm dẻo, chịu nhiệt tốt. Ngoài ra, người ta còn dùng acrylonitri, butadien… để làm lớp trong của ống.

 

+ Phần gia cố (hay gia cường) ống thủy lực là phần có vai trò quyết định đến độ bền của ống. Người ta dùng thép hoặc là bố vải để làm vật liệu gia cố, đan lại với nhau để tạo sự bền chặt. Số lượng, chất liệu thép được gia cố sẽ quyết định đến mức áp suất mà ống có thể chịu đựng được.

Lớp gia cố sẽ có một hay nhiều lớp: Các dây bện này có chức năng là tăng khả năng chắc chắn của lớp gia cố. Sự liên kết các lớp sợi giúp ống có thể chống chịu áp lực từ dầu. Nếu hệ thống làm việc có áp suất cao thì việc lựa chọn ống có lớp gia cố kiểu xoắn ốc  là phù hợp nhất.

Nhược điểm của lớp gia cố đan sợi đó là khả năng chịu va đập kém. Từng thớ sợi của lớp gia cố sẽ bị gãy, uốn khi có lực va đập.

Lớp gia cố kiểu xoắn ốc có các sợi giữ vị trí song song với phương dọc trục. Ống loại này linh hoạt, chịu áp lực cao.

+ Lớp ngoài cùng là lớp thứ 3. Tuy lớp này không có vai trò quan trọng đối với chống chịu áp lực nhưng lạ rất cần thiết để bảo vệ các lớp bên trong của ống thủy lực. Lớp này sẽ đảm bảo ống không bị ăn mòn bởi hóa chất, ozon, khí…

Hầu hết các vỏ ngoài của ống thủy lực đều được làm bằng chất tổng hợp, cao su tổng hợp. Có tác dụng chống chịu, bảo vệ các điều kiện môi trường, chịu mài mòn,...

ống tuy ô thủy lực mềm

 

Nội dung tùy chỉnh viết ở đây